Du lịch là một trong những ngành thúc đẩy nền kinh tế phát triển, mang lại ngoại tệ lớn cho đất nước. Ngoài mặt tích cực thì không ít những mặt hạn chế. Bài viết dưới đây chúng tôi xin tổng hợp đưa ra những mặt tích cực và tiêu cực của ngành du lịch để du khách và bạn đọc có thể nghiên cứu và tham khảo cho công việc của mình nhé
>> Xem thêm:
- 6 đặc trưng của sản phẩm du lịch, các yếu tố cấu thành
- Download luật du lịch 2017 PDF, Word-số 09/2017/QH14
- Xe du lịch tiếng anh là gì? các câu tiếng anh xe du lịch
Nội dung bài viết
- 1 Những mặt tích cực của ngành du lịch
- 1.1 1. Ngành du lịch có ý nghĩa hết sức to lớn về mặt kinh tế
- 1.1.1 a. Mang lại ngoại tệ cho đất nước
- 1.1.2 b. Du lịch làm tăng tổng sản phẩm quốc nội GDP
- 1.1.3 c. Du lịch là một trong các hoạt động xuất khẩu có giá trị cao
- 1.1.4 d. Thúc đẩy các ngành nghề khác cùng phát triển
- 1.1.5 e. Tạo công ăn việc làm cho người lao động
- 1.1.6 f. Góp phần làm tăng ngân sách thuế cho nhà nước
- 1.1.7 g. Tạo cơ sở để phát triển các vùng đặc biệt
- 1.1.8 h. Quảng bá cho sản xuất địa phương
- 1.2 2. Ngành du lịch có ý nghĩa về mặt văn hóa, xã hội, môi trường
- 1.1 1. Ngành du lịch có ý nghĩa hết sức to lớn về mặt kinh tế
- 2 Những mặt tiêu cực hạn chế của ngành du lịch
Những mặt tích cực của ngành du lịch
Phát triển du lịch có rất nhiều ý nghĩa tích cực tác động lớn đến đời sống kinh tế xã hội cũng như cả một đất nước. Dưới đây là một số những mặt tích cực của ngành du lịch như:
1. Ngành du lịch có ý nghĩa hết sức to lớn về mặt kinh tế
a. Mang lại ngoại tệ cho đất nước
Khác với việc xuất khẩu hàng hóa thông thường là đưa hàng hóa ra nước ngoài để thu ngoại tệ về, xuất khẩu du lịch lại thu ngoại tệ từ việc khách trả tiền cho các hoạt động của mình khi họ đến du lịch tại nước sở tại.
Khách từ nước ngoài đến du lịch tại Việt Nam được xem như là hoạt động xuất khẩu du lịch, nghĩa là khi một người có thu nhập từ nước ngoài đến du lịch tại Việt Nam đồng nghĩa với việc luồng ngoại tệ đã chảy vào Việt Nam, hoạt động tiêu tiền
(dùng tiền để mua hàng hóa trong nước) của khách du lịch nước ngoài tại Việt Nam chính là hoạt động xuất khẩu du lịch của Việt Nam. Khi khách du lịch đến Việt Nam càng nhiều thì dòng ngoại tệ đổ vào Việt Nam cũng sẽ tăng lên góp phần làm tăng dự trữ ngoại tệ của một quốc gia.
Trên quan điểm xem du lịch là hoạt động xuất nhập khẩu của một quốc gia, ý nghĩa kinh tế của du lịch được xem xét trên hai mặt: sự ảnh hưởng của du lịch đến cán cân thanh toán quốc tế và sự góp phần làm tăng GNP của đất nước
Ngành du lịch đem lại ngoại tệ lớn cho đất nước
b. Du lịch làm tăng tổng sản phẩm quốc nội GDP
Du lịch (nói chung) góp phần làm tăng GDP (tổng sản phẩm quốc nội) cho nền kinh tế quốc dân. Du lịch là một trong những ngành kinh tế quan trọng, đóng góp đáng kể và hiệu quả vào sự nghiệp phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa… của đất nước.
Tổng giá trị đóng góp của du lịch vào GDP của quốc gia gồm:
Đóng góp trực tiếp (1) + Đóng góp gián tiếp (2) + Đóng góp phát sinh (3).
Đóng góp trực tiếp: Tổng chi tiêu (trên phạm vi quốc gia) của khách du lịch quốc tế, khách du lịch nội địa (cả mục đích kinh doanh và nghỉ dưỡng); chi tiêu của
Chính phủ đầu tư cho các điểm tham quan như công trình văn hóa (bảo tàng) hoặc các khu vui chơi giải trí (công viên quốc gia); thu nhập của các doanh nghiệp lữ hành, khách sạn, cơ sở lưu trú, vận chuyển (đường bộ, đường không, đường thủy,..), dịch vụ vui chơi giải trí, các điểm tham quan du lịch, các cửa hàng bán lẻ, các khu dịch vụ văn hóa, thể thao, giải trí. Trừ chi phí mà các cơ sở cung cấp dịch vụ này mua các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ để phục vụ cho khách du lịch.
Đóng góp gián tiếp: Chi tiêu đầu tư vật chất cho du lịch; chi tiêu công của chính phủ; chi phí do các đơn vị, cơ sở cung cấp dịch vụ mua sắm trong nước đối với hàng hóa, dịch vụ để phục vụ khách du lịch.
Đóng góp phát sinh: Đây là khoản chi tiêu cá nhân của tổng đội ngũ, lực lượng lao động tham gia cả trực tiếp và gián tiếp vào ngành du lịch trên toàn quốc, gồm cả các cấp quản lý nhà nước và cơ sở cung cấp dịch vụ, hãng lữ hành, khách sạn…
Ví dụ: Theo công bố của tổng cục du lịch Thái Lan (TAT) cho biết trong năm 2022 nước này đã đón 11,15 triệu lượt khách du lịch nước ngoài với doanh thu dự kiến là 2.380 tỷ bạt tương đương 65 tỷ USD. Bước sang năm 2023 (TAT) sẽ thúc đẩy quảng bá du lịch để đặt mục tiêu doanh thu lên 72 tỷ USD
Trong khi đó theo thống kê của tổng cục du lịch Việt Nam thì năm 2022 doanh thu du lịch ước đạt 495 nghìn tỷ đồng ( tương đương với 21 tỷ USD ) vượt kế hoạch 23% đề ra.
c. Du lịch là một trong các hoạt động xuất khẩu có giá trị cao
Du lịch là hoạt động xuất khẩu, tuy nhiên hoạt động xuất khẩu du lịch không giống như hoạt động xuất khẩu hàng hóa khác, nó mang lại hiệu quả cao hơn vì những lý do sau:
Xuất khẩu du lịch là hoạt động “xuất khẩu tại chỗ” và có lợi thế hơn xuất khẩu
Xuất khẩu du lịch là hoạt động “xuất khẩu tại chỗ” và có lợi thế hơn xuất khẩu thông thường về nhiều mặt :
- Không đòi hỏi một khối lượng sản phẩm lớn, chất lượng cao tập trung vào một thời điểm nhất định.
- Tiết kiệm được chi phí lưu thông và những rủi ro trên đường vận chuyển
- Không phải chịu thuế xuất, nhập khẩu và được bán với giá bán lẻ
- Ít chịu rủi ro trong thanh toán công nợ
Xuất khẩu du lịch còn có thể thu được “địa tô du lịch”: giá của các khách sạn, nhà hàng nằm ở trung tâm thành phố, gần biển… thường cao hơn so với các khách sạn, nhà hàng cùng loại.
Xuất khẩu du lịch là hoạt động “xuất khẩu vô hình” có ưu điểm là chỉ bán cho
Xuất khẩu du lịch là hoạt động “xuất khẩu vô hình” có ưu điểm là chỉ bán cho khách du lịch quốc tế những cái quyền được cảm nhận giá trị tài nguyên du lịch tại nơi đến du lịch trong khi tài nguyên du lịch vẫn giữ nguyên giá trị.
d. Thúc đẩy các ngành nghề khác cùng phát triển
Sản phẩm du lịch được cấu thành từ rất nhiều các sản phẩm đơn lẻ khác nhau như: vận chuyển, lưu trú, ăn uống, tham quan, vui chơi giải trí… đây là sản phẩm của rất nhiều ngành kinh doanh. Ví dụ: để có một sản phẩm ăn uống phục vụ khách du lịch, nhà hàng phải sử dụng rất nhiều sản phẩm khác nhau như: Sản phẩm nước uống đóng chai, bia rượu của doanh nghiệp giải khát, sản phẩm thủy sản của doanh nghiệp chế biến thủy sản, rau, hoa quả của các doanh nghiệp trồng trọt, thịt của các doanh nghiệp chăn nuôi, sử dụng trang thiết bị dụng cụ phục vụ ăn uống của các doanh nghiệp sản xuất hàng gia dụng, các loại khăn vải của doanh nghiệp may mặc…Hoạt động du lịch càng phát triển thì điều này rõ ràng sẽ kích thích các ngành nghề kinh doanh trên phát triển theo.
e. Tạo công ăn việc làm cho người lao động
Đặc thù của ngành du lịch là có hệ số sử dụng lao động rất cao, do đó du lịch là ngành tạo cơ hội tìm kiếm công ăn việc làm cho người dân trong xã hội. Cụ thể:
- Tạo ra nhiều việc làm trực tiếp như công việc tại các khách sạn, nhà hàng, công ty du lịch…
- Tạo ra việc làm gián tiếp như cung cấp lương thực thực phẩm, xây dựng…
- Tạo ra nhiều việc làm mang tính thời vụ hoặc nhất thời. Công việc thời vụ, công việc theo ca và công việc vào các ngày nghỉ (cuối tuần, ngày lễ) là những đặc điểm của ngành này. Mọi người đều thừa nhận rằng du lịch là ngành kinh doanh 24 giờ một ngày, 7 ngày trong tuần
- Du lịch tạo công việc cho các nhà quản lý như quản lý văn phòng, quản lý khách sạn, quản lý nhà hàng, bếp trưởng hoặc giám đốc marketing…
f. Góp phần làm tăng ngân sách thuế cho nhà nước
Khách du lịch khi đi du lịch sử dụng các dịch vụ nơi đến thì trong hóa đơn chi tiêu của họ bao gồm cả thuế nộp cho nhà nước, số lượng khách đến càng nhiều thì thuế họ phải nộp càng lớn
Các khoản phí thuế mà khách du lịch phải nộp bao gồm: phí nhập cảnh, phí hải quan, thuế lưu trú phòng, thuế GTGT sử dụng dịch vụ vui chơi giải trí, thuế vé máy bay, nhiên liệu máy bay, thuế xe vận chuyển, thuế tầu…
g. Tạo cơ sở để phát triển các vùng đặc biệt
Du lịch được ví như là ngành công nghiệp sạch, không khói có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển các vùng đặc biệt. Các vùng này bao gồm vùng núi, vùng sâu, vùng xa, biển đảo. Những vùng này thường người dân họ không muốn bám trụ sinh sống vì điều kiện khó khăn.
Khi phát triển du lich với những địa phương này thì có ý nghĩa rất lớn đến mặt kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng…
Để phát triển du lịch các vùng đặc biệt này thì nhà nước cần phải có chính sách ưu tiên phù hợp để phát triển cở sở hạ tầng, các điều kiện thuận lợi nhất để khuyến khích các doanh nghiệp và cá nhân đầu tư vào đây
h. Quảng bá cho sản xuất địa phương
Ngành du lịch tạo ra sự nổi tiếng cho sản xuất tiểu thủ công nghiệp cũng như nông nghiệp địa phương: thông qua việc đáp ứng nhu cầu của du khách về các sản phẩm lương thực, thực phẩm, dụng cụ, đồ đạc, xây dựng… Đồng thời, tạo khả năng để tăng khối lượng sản xuất của địa phương nhằm đáp ứng những nhu cầu mới, nhu cầu bổ sung thêm từ các du khách. Những sản phẩm thủ công, hàng lưu niệm… từ những ngành nghề đang bị mai mọt vì người dân địa phương không còn quan tâm đến thì sẽ được khôi phục và phát triển.
Khách du lịch đến mua sắm, sử dụng những sản phẩm của địa phương sản xuất là yếu tố tự nhiên giúp phổ biến sản phẩm của địa phương đến nhiều nơi trên thế giới
Quảng bá nghề tiểu thủ công nghiệp
2. Ngành du lịch có ý nghĩa về mặt văn hóa, xã hội, môi trường
a. Thúc đẩy việc giữ gìn và phát huy tiềm năng tài nguyên du lịch
Trong quá trình khai thác tài nguyên phục vụ du lịch, để đảm bảo sự phát triển ổn định và lâu dài, buộc các tổ chức khai thác phải đầu tư, giữ gìn, bảo tồn và phát huy các thế mạnh hiện có của nguồn tài nguyên du lịch đó.
Ví dụ, chính việc được công nhận là di sản văn hóa thế giới và thực tế đã thu hút được rất nhiều khách du lịch (đặc biệt là khách quốc tế), lãnh đạo và người dân thành phố Hội An đã nhận thức được rằng cần phải giữ gìn và phát huy thế mạnh của phố cổ để có thể trong tương lai Hội An vẫn là một di sản văn hóa của nhân loại.
b. Tăng cường hiểu biết giữa các dân tộc khác nhau trên thế giới
Nhờ du lịch mà cư dân các vùng, địa phương, các quốc gia khác nhau có thể thăm viếng, đi lại tìm hiểu lẫn nhau để có những thông tin, hiểu biết về nhau và thông cảm lẫn nhau, giảm đi những hiểu lầm và sự thù ghét.
Nhờ du lịch mà những người dân của hai nước Việt – Mỹ hiểu nhau hơn, những căm thù và oán trách về chiến tranh trong quá khứ được thay thế bằng sự cảm thông, chia sẻ cho nỗi đau và sự mất mát ở hiện tại…
Thông qua các chuyến du lịch về miền quê, du khách đến từ thành phố sẽ hiểu và tự nhìn nhận lại những giá trị của cuộc sống của người nông thôn mà họ đã lãng quên..
c. Nâng cao lòng tự hào dân tộc
Sự ngưỡng mộ của du khách đối với tài nguyên du lịch nhân văn và tự nhiên của đất nước sẽ nâng cao tinh thần yêu nước và tạo nên trong lòng người dân đất nước đó một niềm tự hào dân tộc.
Ví dụ: Người dân Nhật Bản tự hào với hoa Anh đào, núi Phú Sĩ; người dân Việt Nam tự hào với Vịnh Hạ Long, phố cổ Hội An, cố đô Huế…; người dân Pháp tự hào về tháp Eiffel…
d. Đảm bảo quyền lợi của người dân để phục hồi sức khỏe và phát triển bản thân
Du lịch ngày nay đã trở thành một loại nhu cầu phổ biến của đông đảo người dân. Sau một thời gian lao động căng thẳng và mệt mỏi, đi du lịch được coi là quyền của mỗi con người để phục hồi sức khỏe. Trong công tác quản trị nhân sự của các doanh nghiệp luôn dành ra một khoản ngân sách và thời gian cho hoạt động tham quan du lịch của người lao động; Nhà nước có nhiều chính sách nhằm khuyến khích người dân nghỉ ngơi và phát triển bản thân. Đồng thời, du lịch còn giúp du khách mở rộng kiến thức, hiểu biết thêm về các vùng, địa phương khác.
Những mặt tiêu cực hạn chế của ngành du lịch
Bên cạnh những mặt tích cực của du lịch thì không ít những mặt tiêu cực hạn chế có thể kể đến đây như: ô nhiễm môi trường, giảm giá trị văn hóa không phù hợp, gây ra lạm phát…
1. Nguy cơ gây ô nhiễm môi trường
Bên cạnh những tác động tích cực, hoạt động du lịch đã có những tác động tiêu cực nhất định đến môi trường do tốc độ phát triển quá nhanh trong điều kiện còn thiếu phương tiện xử lý môi trường, nhận thức của con người và biện pháp, công cụ quản lý nhà nước về môi trường còn hạn chế.
Ví dụ: Thái Lan đã đóng cửa vịnh Maya và đảo Phi Phi từ tháng 3/2018 đến nay nhằm ngăn chặn những tổn thương cho môi trường do quá tải khách du lịch. Trước thời điểm đó, mỗi ngày có khoảng 5.000 lượt du khách tham quan vịnh Maya bằng thuyền, gây ô nhiễm môi trường, phá hủy một phần các rạn san hô. Việc đóng cửa tạm thời nhằm mục đích để các rạn san hô bị tổn thương có thời gian phục hồi.
Nguy cơ rác thải môi trường
2. Du nhập văn hoá không phù hợp với thuần phong mỹ tục
Du lịch phát triển sẽ tạo ra sự hội nhập của các vùng văn hóa, từ đó sẽ có nguy cơ những luồng văn hóa không lành mạnh ảnh hưởng đến đời sống văn hóa của người dân địa phương (lối sống, cách ăn mặc, ứng xử, quan hệ cộng đồng…).
3. Nguy cơ giảm giá trị các tác phẩm nghệ thuật và đồ thủ công
Trong nhiều trường hợp, các tác phẩm nghệ thuật sản xuất để bán cho du khách trở nên ít chi tiết, ít cẩn thận và ít chân thực. Vì họ cho rằng du khách sẽ mua bất kỳ thứ gì tại nơi đến du lịch. Không những vậy, việc sản xuất đồ thủ công, tác phẩm nghệ thuật với số lượng lớn, làm bằng máy móc thay vì thủ công, các tác phẩm nghệ thuật đã bị thương mại hoá, làm giảm giá trị của các tác phẩm nghệ thuật đó.
4. Nguy co gây lãng phí vốn đầu tư
Trong phát triển du lịch cần phải có một chiến lược hoạch định đúng đắn và khoa học, trên cơ sở đó các nhà đầu tư sẽ định hướng hoạt động đầu tư một cách tương xứng với tiềm năng du lịch của một địa phương. Ngược lại, nếu thiếu sự định hướng đúng, sẽ dễ dẫn đến tình trạng đầu tư xây dựng phát triển các cơ sở kinh doanh du lịch một cách ồ ạt, không tương xứng với tiềm năng thì nguy cơ hoạt động thua lỗ là rất lớn.
5. Nguy cơ gây nảy sinh lạm phát cục bộ
Du lịch phát triển là nguyên nhân làm gia tăng lạm phát. Khi khách du lịch đến và tiêu tiền tại điểm đến du lịch, họ đã chuyển một lượng tiền tệ lớn đến nơi đó hoặc vào nền kinh tế của một quốc gia. Trong khi đó nếu khối lượng hàng hóa cung ứng không gia tăng một cách tương ứng thì sẽ dẫn đến nguy cơ trình trạng lạm phát một cách cục bộ tại nơi khách đến. Đặc biệt đối với những loại hàng hóa mà du khách ưa tiêu dùng.
Trên đây là những mặt tích cực và tiêu cực của ngành du lịch, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế xã hội, chính trị và quân sự vì vậy nhà nước khi phát triển du lịch cần phải nghiên cứu kỹ phát huy được những mặt tích cực đồng thời đua ra hạn chế những mặt tiêu cực góp phần phát triển du lịch bền vũng lâu dài.
Bài viết liên quan
Tìm hiểu những câu chuyện lịch sử Việt Nam hay nhất
Việt Nam là một đất nước có truyền thống lịch sử lâu đời, trải qua...
Th8
Bật mí Du lịch 1 ngày nên đi đâu gần Hà Nội
Du lịch 1 ngày nên đi đâu gần Hà Nội?. Sau một tuần làm việc...
Th8
Khu du lịch Đại Nam của ai? địa điểm ở đâu
Khu du lịch Đại Nam-nơi vọng ngưỡng tâm linh và tôn vinh tinh hoa dân...
Th8
Download luật du lịch 2017 PDF, Word-số 09/2017/QH14
Luật du lịch số 09/2017/QH14 được Quốc Hội Việt Nam ban hành vào ngày 19/06/2017...
Th8
Giới thiệu địa điểm du lịch bằng tiếng anh, tiếng trung
Các địa điểm du lịch Việt Nam không những nổi tiếng về danh lam thắng...
Th8
Tìm hiểu: 41 Điểm du lịch quốc gia Việt Nam
Khu du lịch quốc gia Việt Nam là một danh hiệu được Thủ tướng phê...
Th8